Làng nghề thêu truyền thống Quất Động mang đậm chất phong cách người Việt

Những mũi kim chỉ tỉ mỉ của người dân làng nghề thêu

Nghề thêu có ở nhiều nơi, nhưng để đạt đến trình độ tinh xảo, điêu luyện thì không thể không nhắc đến làng nghề thêu Quất Động, được ví như cái nôi của nghề thêu truyền thống.

1. Vị trí và lịch sử của làng nghề thêu

Làng Quất Động nằm ở phía nam thành phố Hà Nội,  thuộc xã Quất Động huyện Thường Tín. Đây là một ngôi làng cổ nằm trong quần thể những làng nghề lâu đời gắn với đất Thăng Long kinh kỳ. Từ xa xưa, làng Quất Động đã rất nổi tiếng với các sản phẩm thêu phục vụ lễ phục cung đình, quan lại. Đây cũng là ngôi làng nghề thêu ở Hà Nội được nhiều người biết đến nhất.

Xuyên suốt hơn  600 năm hình thành và phát triển nghề thêu, làng nghề thêu Quất Động đã tạo nên những kỹ thuật thêu riêng biệt mà chỉ có người Quất Động mới nắm bắt được. Bí quyết thêu tỉa màu của dân làng nghề thêu Quất Động vô cùng độc đáo, đường chỉ dài kết hợp với việc thêu theo lớp.

Những mũi kim chỉ tỉ mỉ của người dân làng nghề thêu
Những mũi kim chỉ tỉ mỉ của người dân làng nghề thêu

Những kỹ thuật thêu đặc sắc này mang lại cho các hình thêu màu sắc sống động, đường nét mềm mại, tôn lên vẻ đẹp của các bộ trang phục, đặc biệt là trang phục cung đình, quan lại. Đây là niềm tự hào của nhiều lớp người dân làng nghề thêu Quất Động, cũng là một nguồn tư liệu khảo cứu quan trọng trong quá trình tìm hiểu lịch sử và tái hiện trang phục trong lịch sử của những nhà nghiên cứu hiện đại.

2. Đặc điểm của làng nghề thêu

Làng nghề thêu Quất Động được chia thành 3 loại hình:

Thêu tranh (phong cảnh, hoa, động vật, địa danh, …)

Thêu chân dung (Vua chúa, Nhân vật lịch sử, Nguyên thủ quốc gia,…)

Thêu trang phục cung đình, phục chế trang phục,…

Mẫu mã bức tranh thêu đặc sắc
Mẫu mã bức tranh thêu đặc sắc

Các nghệ nhân làng nghề thêu Quất Động đã cho ra đời rất nhiều sản phẩm đa dạng, từ các nhóm hàng truyền thống như: câu đối, nghi môn, lọng, cờ, trướng, khăn trải bàn, các loại trang phục sân khấu cổ truyền…đến các bức tranh thêu phong cảnh, thêu chân dung sáng tạo như: nhà sàn Bác Hồ, chùa Một Cột, chân dung Lê Nin… Ngoài nghề thêu tay, nhiều nhà còn kiêm khâu vá, đính hạt cườm, gắn sừng, ráp túi xách…trên sản phẩm thêu. Mọi nhà đều làm trên đơn đặt hàng với mẫu mã cho sẵn hoặc tự sáng tác, cứ 2 ngày 1 lần, các đơn vị và du khách lại về mua và vận chuyển hàng đi các tỉnh.

Đền thờ để tưởng nhớ ông tổ nghề thêu
Đền thờ để tưởng nhớ ông tổ nghề thêu

Không chỉ tạo ra các sản phẩm thêu tay độc đáo, có một không hai phục vụ nhu cầu tín ngưỡng của người dân, làng Đông Cứu còn là một điểm du lịch lý thú thu hút nhiều khách du lịch, đặc biệt là du khách nước ngoài đến tham quan. Hiện tại, thôn Đông Cứu đã và đang mở các lớp dạy nghề thường xuyên cho thế hệ trẻ tại địa phương để có thể bảo tồn và phát huy nghề thêu truyền thống. Trong tương lai, địa phương cũng rất mong muốn có thể xây dựng một khu nhà để trưng bày và giới thiệu sản phẩm thêu tay đến với du khác thập phương khi tham quan làng nghề thêu. Đây cũng là một trong những biện pháp quan trọng để Đông Cứu tiếp nối nghề xưa do cha ông truyền lại.

Bạn muốn xem thêm: